Cách xem mã tên CPU Intel thế hệ 10
Quy ước đặt tên của CPU Intel thế hệ 10
Phần Brand: là xác định chính của CPU thuộc các phân đoạn thị trường khác nhau, như hình là phân đoạn cho thị trường tiêu dùng phổ thông, còn có các dòng Pentium và Celeron cho các nhu cầu cơ bản và giá thấp như các máy POS, các thiết bị sử dụng cơ bản thuần túy. Ngoài ra còn dòng Intel Xeon Scalable cho máy chủ
Phần Brand Modifier: Xác định phân cấp bộ vi xử lí hiện nay, có các phân cấp tăng dần theo sức mạng là i3, i5, i7, i9 và X ( thuộc nhánh HEDT)
Phần Gen và SKU: Tiếp theo là phần mã thế hệ chip và phân định dòng sản phẩm sản xuất như hiện tại sẽ luôn có số 10, dòng sản phẩm theo như giới thiệu của Intel thì số lớn hơn là CPU có nhiều tính năng hơn. Với sản phẩm có phần đồ họa tích hợp mạnh mẽ, phần SKU chỉ có 2 số, với phần hậu tố ko có G, phần mã phân định sẽ có 3 số như trước đây, chi tiết như bên dưới
Phần hậu tố: được Intel bổ xung cách định vị:
Như hình là G tức là có yếu tố nhân đồ họa rất mạnh và công nghệ mạnh, số tiếp theo sau chỉ sức mạnh của phần này, nôm na tức là sức mạnh và công nghệ đồ họa của G7 sẽ mạnh hơn G5. Chú ý là các CPU có G tức là có nhân đồ họa rất mạnh như trước đây là Iris Plus
Với các dòng CPU ko có G, phần SKU sẽ có 3 số như dòng Intel Core i7-10700T hay Intel Core i7-10700K
Các hậu tố bao gồm:
T: Tối ưu hóa sức mạnh cho dùng thường ngày (hậu tố mới xuất hiện trong các dòng thế hệ 9 nữa sau)
K: Tối đa sức mạnh, ko bị khóa giới hạn
H: sức mạnh tăng cường dòng hiệu năng cho laptop
HK: sức mạnh tăng cường dòng hiệu năng cho laptop, ko bị khóa
HQ: sức mạnh tăng cường dòng hiệu năng cho laptop với 4 nhân
U: tiết kiệm điện năng
Y: cho các dòng laptop siêu nhẹ
F: không có đồ họa tích hợp
S: là special edition
E: là embedded chíp nhúng cho mảng riêng
Thông tin được biên soạn lại theo nội dung từ trang web Intel: https://www.intel.com/content/www/us/en/processors/processor-numbers.html