Biên tập và dựng phim

Giải pháp "BIÊN TẬP VÀ DỰNG PHIM"

Nhu cầu sử dụng cần các phần mềm nào ?

Hiện tại đang có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc các bạn biên tập dựng phim một cách tốt nhất, mỗi phần mềm sẽ có một điểm mạnh, đáp ứng các nhu cầu riêng đặc thù mà các bạn có thể tận dụng nó làm điểm mạnh và phụ vụ các nhu cầu riêng của mình.

  • Adobe Premiere : Đây có thể nói là phần mềm hỗ trợ dựng phim phổ biến nhất hiện nay vì tính tiện dụng của nó. Khi sử dụng Adobe Premiere, các bạn sẽ có lợi thế rất lớn về hệ sinh thái Adobe có thể hỗ trợ lẫn nhau và các bạn sẽ không bao giờ phải than phiền về việc thiếu tính năng. Tuy nhiên vì nó quá mạnh nên các bạn cũng sẽ mất một khoản phí bản quyền khá lớn cho mỗi năm sử dụng.
  • Adobe After Effect : Đây là một phần mềm cũng dùng để dựng phim trong hệ sinh thái Adobe nhưng nó được thiết kế để chuyên biệt cho việc tạo hiệu ứng, chuyển cảnh và các ý tưởng độc đáo khác. Các bạn có thể hiểu Adobe Premiere là phần mềm chính để cắt ghép và tạo những video lớn thành phẩm, còn Adobe After Effect sẽ được sử dụng để tạo ra những đoạn video ngắn có hiệu ứng phức tạp, độc đáo mới lạ dùng cho các phân đoạn video lớn thành phẩm.
  • Davinci Resolve : Nếu như Adobe phải mất một khoản phí bản quyền hàng năm khá lớn thì các bạn có thể sử dụng một giải pháp rẻ tiền hơn là Davinci Resolve khi chỉ mất 300$ cho phiên bản Studio đầy đủ tính năng hoặc phiên bản miễn phí cũng đủ xịn xò. Đối với Davinci Resolve có một điểm mạnh hơn rất nhiều so với Adobe Premiere là khả năng cân chỉnh màu bá đạo mà khó phần mềm nào có thể so bì được. Nếu như trước đây, Adobe có xu hướng hỗ trợ mạnh mẽ cho nhóm card đồ họa Nvidia thì Davinci Resolve thường được dân sử dụng nhóm card đồ họa AMD ưu ái.
  • Camtasia : Đây không phải là một phần mềm mạnh cho việc chỉnh sửa video chuyên nghiệp vì tính năng của nó còn khá sơ sài khi so với những phần mềm khác. Tuy nhiên nó vẫn có một điểm mạnh trong mình là hỗ trợ các tính năng đặc thù giúp việc quay lại video màn hình làm việc dùng cho các video giới thiệu tính năng và hướng dẫn tuyệt vời.
  • Sony Vegas : Nếu như các bạn không thể bỏ tiền ra để mua bản quyền của Davinci Resolve hay Adobe thì đây là một sự thay thế hoàn hảo. Sony Vegas sở hữu tương đối nhiều tính năng, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí cho các bạn muốn sử dụng. (*Đối với Camtasia và Sony Vegas sẽ yêu cầu cấu hình khá giống với Davinci Resolve).

Nhu cầu phần cứng với các anh chị có nhu cầu dạng sử dụng gia đình như thế nào ?

  • CPU : Khi lựa chọn CPU các bạn nên chú ý một chút vào phần mềm mà mình đang sử dụng. Nếu như các bạn đang sử dụng trên hệ sinh thái Adobe thì Intel luôn là sự ưu tiên hàng đầu vì nó có xung nhịp cao phục vụ cho việc dựng hình mượt mà và iGPU hỗ trợ tính năng Intel Quick Sync giúp giảm tới 50% thời gian render. Vì dụ như sử dụng i5 9400 có iGPU là UHD630 hỗ trợ Intel Quick Sync sẽ tốt hơn so với i5 9400F hay Ryzen 5 2600X không có tính năng đấy. Còn nếu như các bạn đang sử dụng Davinci resolve thì AMD Ryzen lại là sự lựa chọn tốt hơn vì nó có nhiều nhân hơn giúp render nhanh hơn. Nhưng hiện nay, các tính năng mới của Adobe cũng như các vi xử lí Ryzen XT được nâng cấp về xung giúp cân bằng lại các lợi thế. Vì vậy, nhu cầu của bạn sẽ tập trung vào chi phí cũng như nhu cầu tài chính hoặc các nền tảng quen thuộc là AMD hay Intel.
  • VGA : Ở phân khúc này các bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về việc sử dụng card đồ họa gì vì chỉ cần một chiếc GTX 1060 có mức giá vô cùng hợp lý thôi là các bạn đã không cần phải suy nghĩ gì nhiều nữa rồi vì nó quá mượt. Nếu như kinh phí quá thấp thì GTX 1050Ti vẫn có thể đáp ứng tốt ở độ phân giải FullHD, nhưng nếu gắng được để lên GTX 1060 sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Còn tiền bạc rủng rỉnh thì các dòng card thế hệ mới mạnh mẽ hơn ra đời vào cuối năm 2019, đầu 2020 sẽ giúp các bạn hoạt động trơn tru "mượt như bơ"
  • RAM : Đối với những video có độ phân giải FullHD hay 2K nó chưa đồi hỏi quá nhiều ở dung lượng RAM của các bạn thì 8GB là hoàn toàn không đủ mà vẫn phải là 16GB. Vì có một điều chắc chắn là trong quá trình dựng phim các bạn sẽ phải sử dụng đa nhiệm rất nhiều, ví dụ như lướt web để tìm thêm thông tin hay Photoshop, Lightroom để chỉnh sửa một số hình ảnh cho video. Còn Bus RAM thì các bạn có thể tạm gác qua một bên khi chỉ cần bắt đầu từ 2666MHz là được vì CPU ở nhu cầu này sẽ không tốn chi phí cao cho các loại RAM tốc độ cao mà không tận dụng hiệu quả.
  • SSD : SSD có thể nói là linh kiện không thể nào thiếu được nếu như các bạn đang muốn dựng phim hay render phim. Tuy nhiên ở phân khúc này các bạn chỉ cần những ổ cứng giao thức NVMe cơ bản vì dung lượng file video không quá lớn và không cần sử dụng đến đa luồng dữ liệu. Tốt nhất các bạn nên sở hữu cho mình một chiếc ổ cứng SSD NVME dung lượng 240Gb trở lên và bổ xung 1 ổ cứng HDD vài TB lưu trữ tất cả các thước phim là phương án tuyệt vời cân bằng giữa giá trị và nhu cầu sử dụng.

Còn nếu bạn là người làm dịch vụ, chuyên nghiệp thì sao?

Video 4K đã thành tiêu chuẩn: Đối với tiêu chuẩn này, máy tính yêu cầu cấu hình mạnh mẽ và phụ thuộc vào tính đồng bộ với phần mềm cũng như thiết bị, máy quay mà bạn đang sử dụng nữa. Bởi vì mỗi phần mềm hay mỗi định dạng video mà các bạn quay ra lại yêu cầu một cấu hình tối ưu khác nhau.

  • CPU : Nếu như các bạn đang sử dụng những máy ảnh chuyên nghiệp có thể quay phim 4K và cho ra định dạng Log Profile như Sony A7 III, Sony A7 SII, Sony RX100 Mark VI, Panasonic Lumix GH5, Fujifilm XT3, Canon EOS-R,... thì đây có thể nói là đất diễn của vi xử lý Intel Core i9-10900K và Intel Core i7-10700K. Vì nó có một lượng nhân đủ lớn để render nhanh và xung nhịp khủng nhất hiện tại để dựng hình tốt. Hơn hết nó còn còn  hỗ trợ tính năng Intel Quick Sync làm cho mọi thứ trở nên mượt mà hơn nữa nếu các bạn đang sử dụng ở trên Adobe Premiere. Trên thực tế nếu như các bạn đang xử lý những file video này trên Adobe Premiere thì i9 10900K còn nhanh hơn cả i9 10900X có mức giá đắt hơn (dòng X tập trung cho tính toán khoa học). Nhưng nếu như các bạn lại đang xử lý video trên Davinci Resolve thì câu chuyện lại hoàn toàn ngược lại. Nếu như nhu cầu của các bạn cao hơn nữa là sử dụng những máy quay phim chuyện nghiệp như Blackmagic, RED, Arri ALEXA, Canon C300, Sony FS7,... thì lúc này những vi xử lý Core i tầm trung không còn được mạnh nữa mà lúc này sẽ là đất diễn của dòng vi xử lý Core-X như i9 10900X, i9 10980XE hay dòng Threadripper của AMD như Threadripper 3970X, 3990X.. với một trong những đặc trung là hỗ trợ dung lượng RAM vượt ngưỡng 128GB, bộ cache đệm siêu lớn. Hay nôm na là Adobe Premiere thì các bạn nên dùng CPU của nhà xanh Intel còn đối với Davinci Resolve thì các bạn nên dùng CPU đến từ nhà đỏ AMD.
  • VGA : Đối với những phần mềm dựng phim như Adobe Premiere, Davinci Resolve, Sony Vegas,... thì nó sẽ không tiêu tốn vRAM của GPU quá nhiêu nền khi lựa chọn card đồ họa các bạn có thể bỏ qua vấn đề này mà nên lựa chọn một mẫu card đồ họa có nhân GPU thật mạnh. RTX 2060 hiện tại có thể nói là mẫu card đồ họa có hiệu năng trên giá thành tốt nhất khi hoàn toàn có thể đánh bại người đàn anh của mình là GTX 1070Ti. Nếu như các bạn có kinh phí đâu tư hơn một chút thì RTX 2070 là sự lựa chọn tuyệt vời. Đương nhiên tuyệt vời nhất sẽ là RTX 2080Ti. Đối với những bạn làm việc trong môi trường đặc biệt cần đến hệ màu 10bit thì Quadro P4000 sẽ là tối ưu nhất với các driver được tinh chỉnh tối ưu cho các ứng dụng cao cấp đặc thù mà dòng GTX/RTX không thể đáp ứng được(dù các dòng RTX cũng có hỗ trợ hệ màu 10bit)..
  • RAM : Đối nhu cầu cao như thế này dung lượng RAM càng nhiều sẽ là càng tốt, nhưng tối thiểu phải là 32GB. Những dòng CPU cao cấp như Core X hay ThreadRipper hỗ trợ lượng RAM tối đa vượt ngưỡng 128GB cho các nhà sáng tạo cực hạn. Bus RAM tối thiểu là 3000MHz để khả năng trao đổi dữ liệu giữa CPU và các thành phần khác trong PC thông suốt.
  • SSD : Đối với nhu cầu này thì dung lượng những file video mà các bạn biên tập sẽ rất lớn, có thể lên đến hàng trăm GB thế nên dung lượng và tốc độ SSD có những đòi hỏi cao. Thế nên sự lựa chọn SSD NVMe là điều chắc chắn và dung lượng tối thiểu là 500GB.

Ở đây, YourPC gửi đến bạn thông tin về cấu hình máy tính làm việc chuyên nghiệp được các hãng thử nghiệm và tối ưu cho từng nhu cầu cụ thể từ cấu hình người dùng chuyên nghiệp đến cấu hình doanh nghiệp cực hạn:

Màn hình làm việc chuyên nghiệp: HP Z32 UHD

HP Z4 G4 Workstation

  • Intel Core i9-10980XE (3.0 GHz base frequency, 18 cores)
  • 64GB (4x 16GB) of 2666MHz DDR4 Memory
  • 1TB NVMe M.2 Solid-State Drive
  • NVIDIA GeForce RTX 2080Ti 11GB

HP Z6 G4 Workstation

  • 18 cores, 3.1 GHz base frequency | Intel Xeon Gold 6254
  • 96GB (6x 16GB) of 2933MHz DDR4 ECC Registered Memory
  • 512GB NVMe M.2 Solid-State Drive
  • 1TB NVMe M.2 Solid-State Drive
  • NVIDIA GeForce RTX 2080Ti 11GB

HP Z8 G4 Workstation

  • Dual CPU 8 cores, 3.6 GHz base frequency | Intel Xeon Gold 6244
  • 128GB (8x 16GB) of 2933MHz DDR4 ECC Registered Memory
  • 1TB NVMe M.2 Solid-State Drive
  • 2TB NVMe M.2 Solid-State Drive
  • NVIDIA GeForce RTX 2080Ti 11GB
  • NVIDIA GeForce RTX 2080Ti 11GB
(liên hệ DataPower để được hỗ trợ)